logo
WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG
VeChai321.Xtgem.Com


Lần Đầu Viết Truyện Ma
» Thể loại: Truyện Ma - Kinh Dị
» Đăng lúc: 13/02/16 12:22:14
» Post by: Admin
» Lượt xem: 3810 Views




Tôi nghĩ : "Chắc kẻ giấu mặt có dính dáng đến vụ này rồi! Có lẽ nó muốn huy động thêm quân để kiếm chuyện với mình, vậy càng phải đề phòng cẩn mật." Đang đi thì tôi lại thấy ông già bí ẩn kia chống gậy đi trên vìa hè, ngược chiều với chúng tôi, ông ta nhìn tôi, lại nở nụ cười bí hiểm kia, tôi cũng gật đầu chào lại. Lúc hai thằng đi được một quãng, tôi nghe thấy tiếng nói ông cụ rào rào hòa trong gió :



- Muốn sống thì tốt nhất nên biết giả mù giả điếc.

Tôi ngoái đầu lại nhìn, thấy ông ta đang chống gậy lọc cọc cách xa bọn tôi gần trăm mét, vậy sao lại nói vọng tới đây được? Thấy kì dị, tôi vội hỏi thằng Việt :



- Mày có nghe thấy gì không?



Nó kêu:



- Nghe cái gì cơ? Đang chạy xe gió rít ào ào, nghe cái gì nữa ? Mày nói mà tao còn nghe khó nữa là người khác. Về tao xem lại đầu cho. Rõ khổ, thành lơ ngơ thì bỏ mẹ mày!



Nghe nó nói tôi lại càng thấy kì, cớ làm sao nghe tiếng nói đó lại rõ ràng đến thế được? Lúc đang định đi qua đường đê, thằng Việt nghĩ thế nào lại lừng khừng phút chốc mới đi tiếp. Vừa đi nó lại vừa nghiêng đầu nhìn xuống sông, hễ có đợt sóng nổi lên là hai thằng lại rùng mình.

Về đến nhà cũng đã gần 7h tối, cả nhà ăn cơm xong rồi ngồi bàn nước xem TV, nói chuyện phiếm. Cũng lâu rồi mới có giây phút thoải mái bình yên đến thế này. Lúc chuẩn bị đi ngủ, lên đến cầu thang thì tự nhiên thằng Việt nhìn về phía tôi quát lớn:



- Ngồi thụp người xuống!



Tôi giật mình thụp vội xuống, lăn người mấy vòng vào trong trán vùng nguy hiểm, bỗng lọ hoa sau cạnh chỗ tôi vỡ tan. Trong lúc đó, ông Bách đã lao ra, tay phẩy ra một nắm tro nhang, lầm rầm khấn. Tức thì một cái bóng người lờ mờ hiện lên. Thằng Việt vịn lan can đu xuống, tung cho ông nội nó cầm một đầu dây nhỡ đen xì, gạt mạnh ngang lưng cái bóng đó. Chỉ nghe cháy xèo một tiếng như miếng thịt mỡ gặp lửa, cái bóng kia oằn người lại, lùi ra sau. Ông Bách vớ cây kiếm gỗ lim treo trên tường, bắt quyết, hét to một tiếng rồi phóng kiếm đâm thẳng vào ngực bóng người kia. Cái bóng quàng tay quạt mạnh khiến hai ông cháu phải lùi ra ngoài. Trúng phải mũi kiếm, cái bóng hiện nguyên hình là một người đen xì xì, mặt mũi không rõ ràng. Người đó đưa tay lên ngực, bẻ cây kiêm cái rắc, vứt càn kiếm thằng xuống nền nhà. Ông Bách và thằng Việt tái mặt nhìn nhau. Chợt Ngọc Anh đứng trên cầu thang ném cái túi đồ nghề của thằng Việt xuống, tay con bé cũng cắp hai cây kiếm gỗ vào trợ chiến. Ông Bách lùi về sau rút sáo ra thổi yểm hộ, hai anh em thằng Việt mỗi người cầm một dây bùa chăng quanh phòng, đồng loạt xông tới. Hai anh em nó bắt quyết, đọc ấn liên tục đánh mà người kia không hề hấn gì, cuối cuồng thằng Việt cắm được một cây trâm gỗ vào vai người kia, nó và Ngọc Anh vội lùi ra, vừa ổn định tư thế là đồng thanh hô to, tay trỏ vào người đen xì. Ngay tức khắc, mấy dây bùa xoắn lại, lao vào trói chặt người kia. Thằng Việt ngậm rượu phun thằng vào, bùa cháy bùng bùng như đuốc. Người kia gầm gào loạn lên rồi chạy ra ngoài. Ngọc Anh cầm hai cây kiếm gỗ, lao vọt lên trước bắt chéo cây kiếm cản lại, mượn lực kéo ngã. Xong con bé rút ra một cái ly như tịnh bình, thấm nước vào tay rồi nhẹ nhàng thổi. Một luồng hơi lạnh phả ra, từ từ dập hết lửa. Người đen xì kia vội sụp xuống lạy con bé, ú ớ nói gì đó xong cúi người đi giật lùi ra ngoài. Lúc vào trong, ông Bách kêu:



- Sao cháu lại cứu nó? Nó là yêu tà, mà phàm là yêu tà thì người học phép như mình phải diệt trừ.



Ngọc Anh lí nhí đáp:



- Cháu xin lỗi. Nhưng cháu thấy người đó tội lắm, chỉ bị sai bảo đến đây thôi mà phải chết thì không đáng.



Ông Bách lắc đầu than:



- Thiên bẩm cháu nào có kém gì anh đâu. Nhưng phải cái nhu nhược, không thể nhẫn tâm nên không tài nào thành công được như nó. Âu cũng là do tính khí nữ nhi dễ mủi lòng, chẳng trách ai được.



Thằng D an ủi:



- Không sao đâu mà. Coi như mình làm phúc để đức cho con cháu.



Rục rịch mãi thì mọi người cũng đi ngủ. Riêng tôi thì vẫn không tài nào yên giấc được, nằm một lúc tôi lại dậy, khẽ gỡ tay vợ ra, lẳng lặng lách cửa xuống vườn hóng gió cho thư thái đầu óc. Lúc đang đứng ngắm cá trong ao, tự nhiên tôi thấy rùng mình vì một đợt gió lạnh. Linh tính mách bảo tôi có chuyện không ổn rồi, tôi vội lùi xa ao cá, đưa mắt nhìn bốn phía, từ từ lùi vào trong nhà. Chợt sau lưng tôi có tiếng chân đáp nhẹ, tôi giật mình quay người lại, thì ra là cô gái ăn mặc kín mít kia đến. Tôi nhủ thầm : "Khôn ba năm dại một giờ rồi. Mình một thân một mình ngoài đây, vũ khí thì không có, đánh tay không thì không ra gì, lại gặp oan gia ở đây đúng là hết sống. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, ít ra mình chắc chắn là cô gái này không phải vợ mình,mùi hương từ cô này không phải hương lan trên tóc vợ mình, lại càng không phải hương nhân tạo. Thôi coi như niềm an ủi cuối vậy!" Chợt cô gái kia trừng mắt nhìn tôi, lao thẳng ra chộp lấy yết hầu tôi. Tôi chống trả lại nhưng đúng như dự đoán, tôi dễ dàng bị tóm gọn như gà non gặp cáo, mà mình còn chưa kịp kêu gì. Cô gái kia quặt tay tôi ra sau, một tay ấn huyệt không cho tôi kêu được. Sau đó, cô gái áo đen túm áo tôi kéo xốc tôi lên, đưa một lọ thuốc lên sát mũi tôi. Ngửi mùi thuốc thơm thơm, tôi từ từ mềm oặt ra, để cô ta xách vào đặt lên ghế ngoài hiên, cuối cùng cô ta vứt lại một mảnh giấy xong bỏ đi mất. Rõ ràng mắt tôi vẫn nhìn được, tai vẫn nghe được mà người như tượng gỗ, không tài nào nói hay cử động được.



Chừng mười phút sau thì tôi dần dần cử động lại được, cuống cuống nhặt mảnh giấy lên mở ra xem, bất ngờ khi chữ trong đó chẳng phải đe dọa gì, chỉ có một câu : Giả mù giả điếc, tránh xa thị phi

Rốt cục thì cô gái đó về phe ai, lời nhắn đó mang ý tốt hay ý xấu, mà lời nhắn lại có ý khá giống với lời nói ông già bí ẩn kia. Suy nghĩ lại những chi tiết nhỏ nhặt nhất mà đã vô ý bỏ qua, trong đầu tôi lờ mờ hình thành một sợi dây liên kết tất cả lại với nhau.
• Chap 16: Chia ra



Đêm đó, tôi cố gắng suy nghĩ, chắp nối nhưng điều nhỏ nhặt nhất để tất cả hình thành một xâu chuỗi hợp lý. Tôi không thể đoán hẳn nó ra, chỉ lờ mờ đoán được mọi chuyện đều có chung một điểm, ngoài chúng tôi ra thì còn có vô số người khác đã bí mật đến đất này, đồng minh có, thù có, nhưng tất cả đều đến vì một thứ báu vật nào đó, và người nắm bí mật về báu vật đó rất có thể là thằng Việt, và mỗi người chúng tôi lại nắm giữ một mảnh ghép quan trọng, rồi sớm hay muộn cũng sẽ có một vụ tranh chấp xảy ra.



Nhưng bản tính tôi suy nghĩ thì nhiều mà bám theo suy nghĩ đó thì kém cỏi, càng nghĩ càng rối như canh hẹ, tôi quyết định là không nghĩ nữa, mặc cho nó ra sao thì ra, quân đến tướng đỡ, nước đến đắp bờ. Đứng chán chê dưới hiên, tôi lại chui tọt lên phòng ngủ. Nằm thiu thiu một lúc bỗng người tôi lâng lâng, mê mê tỉnh tỉnh, có cảm giác như ai đó mở cửa phòng bước vào. Tôi vội mở mắt ra nhìn, co duỗi tay chân xem sao, may quá không phải là bóng đè. Quay sang trái thấy vợ tôi vẫn nằm ngủ bên cạnh, tôi yên tâm hẳn, đặt người xuống ngủ tiếp. Bỗng nhiên sống lưng lạnh toát, tôi lại căng mắt ra nhìn xung quanh, hỏi: "Ai đó?". Không có tiếng trả lời. Chợt trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra có một bóng người đang từ từ tiến lại gần giường, hoảng quá tôi vội lay vai gọi vợ dậy, nhưng nàng vẫn ngủ im không biết gì, tôi thầm nghĩ: " Hỏng rồi! Hôm nay là cái ngày gì mà mình gặp lắm chuyện thế nhỉ?". Rồi bóng người đó từ từ tiến lại gần tôi, lúc này nhìn rõ là một người đàn ông mặc giáp phục, mũ trụ đầy đủ, tay vác kích lăm lăm sấn vào. Người này không to cao cho lắm, còn thấp hơn thằng D, nhưng mặt mũi oai vệ, hai mắt tinh anh, gờ mày nhô cao, sống mũi thẳng, quai hàm bạnh, rất ra dáng nhà tướng. Ông tướng đó lại gần, bỗng cầm cán kích gõ vào trán tôi đau điếng, tôi kêu to lên nhưng hình như chẳng ai hay biết cả. Ông ta dí sát mặt vào mặt tôi, nói mà phả ra hơi lạnh ngắt:



- Giả mù giả điếc chứ có phải mù điếc thật đâu. Can gì mà cứ cố chấp thế?



Rồi ông tướng đó bước ra khỏi phòng, kéo cửa cái sầm. Nghe tiếng: "Sầm!", tôi giật cả mình, hét toáng lên, bỗng nhiên thấy quanh mình là sáng, vợ mình thì choàng dậy lay vai hỏi có chuyện gì. À thì ra là mơ, nhưng sao thật đến vậy? Tôi dậy đánh răng rửa mặt, ra ngoài vườn hóng mát, lòng vẫn lấp lửng giữa mê và thực. Hôm đó lúc ăn cơm, mọi người có hỏi tôi sao tự nhiên hét lên thế, tôi mới đem chuyện tối qua ra trả lời, nhưng giấu nhẹm chuyện bị cô gái áo đen khống chế và chuyện về ông già có nụ cười bí hiểm. Ông Bách trấn an tôi:



- Chắc tại tối qua trước khi đi ngủ có xem phim cổ trang, lại thêm tinh thần mỏi mệt nên sinh ra vậy. Chuyện mộng mị vốn hư hư thực thực, để tâm nhiều lại mau già đi.



Tôi vâng dạ rồi thôi, nhưng lòng vẫn băn khoăn suy nghĩ về câu nói lặp đi lặp lại. Tối hôm đó, cả đám đang ngồi chơi cá ngựa thì bỗng đâu có giọng hát văng vẳng vọng vào, tắt tiếng TV đi, lắng tai nghe thì bài vè nghe cứ u u a a, chẳng rõ đâu vào với đâu, mọi người lại ngồi chơi tiếp. Ai cũng bảo là nghe rào rào như loa hỏng, chẳng ra đâu vào đâu, chắc hội trẻ con, thanh niên nhà hàng xóm nghịch hỏng giàn Karaoke rồi. Duy chỉ có tôi là vẫn nghe rõ mồn một bài hát đó, trong đó có câu:



- "….Ai theo ông đồ Chiểu, mù mà nhin sự đời, ai học cụ Tam Nguyên, chỉ mong sao giả điếc. Mù mù điếc điếc, ai biết ai hay…!"



Lại là mù và điếc, rốt cục thì người nào muốn tôi theo ý vậy, xem ra không có ác ý gì với tôi, năm lần bảy lượt nhắc nhở tôi biết thân biết phận mà tránh đi. Băn khoăn mãi vẫn không nghĩ ra gì, thốt nhiên ngoài đường làng có tiếng hò reo phấn khởi, người dân lũ lượt đổ ra đường đông như hội. Tôi và thằng D chạy ra xem, kêu mọi người ở lại ngồi chơi, lát là hai thằng về, đi lắm cũng vô ích. Tôi với nó hòa vào đoàn người, thấy trong đám có người mang dao rựa, có người mang rổ rá, xô chậu, có vẻ như là đi chia chác cái gì đó. Chợt uỵch một tiếng, ai đó chạy ngược chiều đâm sầm vào ngực thằng D, ngã lăn ra, thằng D vội kéo người đó dậy, là chú H hội thợ săn, chú H hổn hà hổn hể nói:



- May quá, đang len vào chỗ chúng mày để thông báo tin mừng.



Tôi hỏi:



- Mừng cái gì mới được chứ ?



Chú H cười khà khà, vỗ ngực:



- Bọn tao lập mưu dụ con lươn kia thò một phần người lên bờ ăn mồi, rồi mấy ông từ trên nóc đứng chực sẵn bắn súng phóng lao xuống, gim chặt nó xuống đất. Nó giãy mà càng giãy thì càng rách thân rộng ra, đuối qua nằm ngáp, lúc đó hai ông Q và D mới chạy thuyền, bung lưới sắt ra kéo phần thân dưới nước của nó lên bờ. Chao ôi nó to và dài dã man! Bây giờ đang bu lại xem rồi chụp ảnh kìa, tý nữa còn cắt thịt nó chia ra nữa. Chúng mày đến nhanh đi kẻo hết.





Nghe nói vậy thì hai thằng kinh ngạc vô cùng, không còn tin vào tai mình nữa. Chạy hộc tốc đến chỗ bắt con lươn, may nhờ có thằng D to khỏe chen trước mở đường mà tôi đi dễ dàng. Lúc đến nơi, thấy xấp xấp chỗ nước gần bờ có một con vật đen nhẫy, dài ngoằng đang nằm, bên trên bị phủ một tấm lưới sắt nặng, khắp người găm mấy mũi lap ngạch, trên đầu có sáu bảy vết chém. Xung quanh nó, người ta đứng chụp ảnh, tạo dáng đủ kiểu, "lều báo" nghe tin cũng đến mổ xẻ, phỏng vẫn mấy ông thợ săn. Chắc ngày mai kiểu gì chẳng có tin sốc. Len lõi mãi hai thằng mới vào sát được, chăm chú nhìn kĩ con lươn. Đúng là nó to thật, cái mồm ngoác như thế này với cặp mắt ti hí không tròng thì không chệch đi đâu được, nhưng sao trông nó cứ khang khác thế nào! Thằng D bỗng quay sang tôi thì thào:



- Hình như không phải nó mày ạ!



Tôi hỏi:



- Giống ý tao. Nhưng sao mày nhận ra?



Nó trả lời:



- Hôm nọ lúc tao cầm côn của mày vụt vào đầu nó ý, tao nhớ rõ chỗ tao vụt xuống có hoa trăng trăng kiểu camo, mà mắt nó có vết sẹo nữa, cái mồm cũng to hơn thế này, chẳng phải lúc đó nó đớp ngang mà suýt gọn người thằng Việt còn gì. Mà thằng Việt thì cao đến mang tai tao,đớp nó thế thì chắc mồm phải to đáng kể.



Nghe nó nói tôi thấy rất có lí, còn đang chăm chú nhìn tiếp thì tự nhiên con lươn mở trừng mắt ra, quẫy mạnh. Đám đông hét toáng lên rồi nháo nhào chạy dạt ra, mầy ông thợ săn thì lăn xả vào chém, đâm cho kì chết hẳn. Bỗng con lươn há mồm ngáp, kêu è è mấy tiếng rồi rú lên, cuối cùng là gục hẳn xuống, người giật giật. Thấy con lươn chết hẳn, cả đám gào ầm lên, reo hò điên cuồng, mấy ông thợ săn thì đứng ra tận chỗ nước nông, nửa người trên nửa người dưới nước, tay giương cao súng, dao, cười toe toét cho lều báo chụp ảnh. Bỗng nhiên ngoài sông sóng cồn kinh khủng, vỗ oàm oạp vào bờ, rồi một cái đuôi vung lên quất mạnh xuống, nước bắn tung tóe cả. Ngay sau đó là tiếng kêu thất thanh của một thợ săn bị kéo chìm ngỉm xuống, không kịp sủi cả tăm. Dân làng sợ hãi kéo nhau chạy cả, lều báo vứt cả máy ảnh chạy bán sống bán chết, mấy ông thợ săn lội nước cố lên bờ thật nhanh, lúc sắp vào bờ thì một ông nữa lại bị kéo tụt lại không kêu được tiếng nào. Thằng D và tôi chạy như điên về nhà, chân lướt không chạm đất, còn không thèm ngoài cổ nhìn đằng sau. Trên đường đi, có người ngã ra thì bị đám sau dẫm lên, kêu giời kêu đất, có mấy người thì bị thằng D chạy hăng quá ủi đổ, lăn lông lốc ra vệ đường.



Lúc hai thằng chạy vào đến sân nhà thì đập vào mắt là một cảnh tượng tan hoang. Thằng Việt và ông Bách đang ngồi chống kiếm gỗ thở phì phò bên mép ao, vợ tôi với Ngọc Anh thì khóc sướt mướt, ôm chặt hai đứa nhỏ, hai đứa bé sợ quá không khóc ra thành tiếng được. Khắp sân là cành cây gãy, chậu hoa đổ vỡ, gạch ngói, mảnh sành vỡ rãi đầy ra đó.
• Chap 17: Là thù hay là bạn?



Trông cảnh tượng tan hoang vậy, tôi với thằng D rối rít hỏi:



- Làm sao? Ở nhà vừa có chuyện gì mà nên nông nỗi này!



Thằng Việt thở hổn hển, đáp:



- Lúc bọn mày đi, có một đám ma sống nó kéo vào, gặp ai là đánh người đó. Tao với ông nội cố chết đánh bật chúng nó trở ra, nãy tự dưng có tiếng sáo hiệu lệnh, bọn kia rút hết về. Vừa đi chừng 2-3 phút thì hai bọn mày về.



Thằng D chạy ra chỗ Ngọc Anh và vợ tôi, hỏi han chuyện khi nãy, lại vỗ về hai đứa nhỏ cho chúng nó bớt sợ. Tôi nghi hoặc, đăm chiêu suy nghĩ: "Nếu chúng nó đã đến đông vậy, cớ làm sao lại dụ mình đi, hi sinh cả con lươn làm mồi. Mà khi mình với thằng D về lại rút ngay lập tức?" Nghĩ một lúc, tôi hỏi thằng Việt:



- Một trong hai bọn tao, có thằng nào mà bản thân có điểm đặc biệt làm bọn kia sợ không?



Nó đáp:



- Không. Ngoài mày mang mệnh Chu Long, còn thằng D thì mạng người thường, không có khắc mệnh hay dòng máu phù thủy gì. Chúng nó chẳng có lý do gì phải sợ cả!



Càng ngày chuyện càng rối rắm, hết cái này đến cái kia xếp chồng lên nhau nhơ một mớ bài hỗn độn hàng trăm quân. Chạy ra chỗ vợ tôi, vừa nhìn thấy tôi, My đã khóc òa lên, ôm chồm lấy tôi. Tôi phải ngọt nhạt dỗ dành mãi, cô vợ ngốc mới nín khóc, trước giờ chưa bao giờ tôi thấy nàng sợ hãi đến vậy, đáng lẽ tôi không nên để vợ con theo mình về quê chuyến này. Dọn dẹp các thứ xong xuôi, ổn định tinh thần đám nhỏ lại, tôi chờ cho đàn bà, con trẻ trong nhà đi ngủ hết mới xuống hiên ngồi cùng ông cháu thằng Việt, thằng D. Thằng D cáu bẳn, quát:



- Mẹ nhà nó! Mới đi có tý mà đã vào cắn trộm!



Ông Bách thì trầm ngâm, nói:



- Hôm nay chúng nó định dốc toàn lực ra, diệt mình bằng mọi giá. Nhưng vì lý do nào đó mà hai đứa này về kịp thời, có lẽ bọn kia chỉ ngại điều đó nên rút về vội. Giờ này chắc bên nó hoang mang lắm, kế hoạch đột ngột bị phá vỡ, lại sợ mình thừa lúc này mà đột kích nữa.



Thằng Việt tiếp lời:



- Vấn đề hiện tại là tìm ra điểm bí mật ở một trong hai thằng D và H, biết điểm mạnh đó rồi thì mình sẽ tận dụng mà quét một mẻ lưới thâu sạch bọn âm binh, âm tướng kia!



Ông Bách chợt xua tay, nói:



- Có chuyện gì đó không ổn ở đây. Phàm là thứ ma sống thì gần như không có điểm yếu, còn loại như tên đầu sỏ kia thì ắt không bao giờ sơ suất đến mức để mưu bị phá hỏng giữa chừng vậy.



Thằng D bỗng vỗ đùi đánh đét, kêu to:



- Trừ phi một trong hai đứa cháu là người quen biết của thằng đầu sỏ, nên nó không muốn bị uổng mạng trong đợt càn vừa nãy. Đáng lý chỉ có một thằng thoát nhưng lại có thêm thằng nữa đi theo!



Thằng Việt và ông Bách gật gù tán thưởng. Ông Bách hỏi thằng D:



- Trước giờ cháu có ai mang ơn mình, hoặc tỉ dụ như ai đó thương mến mình nặng lòng không?



Thằng D vội giơ tay thề thốt:



- Ông ngoại nói oan cho cháu quá! Trước giờ cháu chỉ yêu có mỗi mình vợ cháu, con gái khác lại gần là cháu chạy, có để ý gì đâu. Mà cháu thì chỉ có gây thù chuốc oán chứ làm ơn cho ai đâu!



Xong nó nói:



- Để mà nương tay đến mức thế thì chỉ có thể là tình cũ còn chưa phai thôi.



Nó vừa dứt câu, cả ba người quay sang nhìn tôi chằm chằm. Tôi ngớ ra, hỏi:



- Cụ với hai đứa làm gì mà nhìn cháu ghê thế?



Thằng Việt nhấp ngụm trà, nhìn tôi cười ẩn ý:



- Nói về tình thì chỉ có mày là phong lưu nhất thôi. Tính ra trước giờ con gái nó đổ mày, rồi chờ mày nhiều thế còn gì. Có nhẽ nào…!



Thằng D thì quả quyết:



- Chắc chắn là con lợn H rồi! Mày lắc não nhớ lại xem trước có bao nhiêu cô nặng lòng với mày!



Tôi bồi hồi nhớ lại từng mảnh kí ức vụn vỡ, tính ra chỉ có hai người thôi. Một là Linh, còn một là một người mà cả đời tôi nuối tiếc, nhưng khả năng về người đó là không thể nào. Tôi băn khoăn:



- Chẳng lẽ lại là Linh à?



Thằng Việt xua tay, kêu:



- Cái đó không thể xảy ra! Trình độ của Linh còn thua tao, luyện làm sao được ma sống mà luyện, lại còn bao lần đọ phép nữa, toàn ăn ngang ngửa hoặc thậm chí ăn đứt tao luôn.



Ông Bách gật gù, tiếp:



- Đúng rồi! Cô Linh đó ông có gặp qua vài lần lúc ông mới đến đây, tuy có cốt cách dòng dõi nhà phù thủy, nhưng tay ấn còn thua xa thằng Việt.



Bàn bạc mãi, chè nước suốt đêm tới tận tờ mờ sáng hôm sau. Mọi người mới vào chợp mắt đôi chút, dạo này lắm chuyện đau đầu, ngủ cũng không yên nổi. Buổi trưa mới ngủ dậy, ăn nháo nhào xong tôi với thằng Việt đi qua nhà mấy ông thợ săn thiệt mạng đêm qua. Hôm nay khăn tang trắng cả ngõ Dưới, đường ra Cây chay có bốn chiếc quan tài nối nhau đi ra, hai người chết ngay tại sông, một người chết khi lên bờ được vài bước thì bị kéo tụt xuống dưới, ông còn lại về đến nhà tự nhiên lên cơn động kinh, ngã vật ra đất, vợ con đưa cấp cứu không kịp. Mới mất hôm qua mà hôm nay đã phải ra đồng, người ta sợ để lâu quỷ nó về ám vong trùng, cả hội thợ săn giờ còn có chú H với ông L.



Tối hôm sau, đang ngồi uống nước tự dựng ngoài cửa có tiếng vỗ rầm rầm, rồi có tiếng gào ú ớ bên ngoài. Tôi vội chạy ra gọi vợ tôi với Ngọc Anh, dắt hai đứa bé vào nấp phía sau. Ông Bách và thằng Việt cầm chắc kiếm đào, trừng mắt nhìn ra cửa. Thằng D nhẹ nhàng tiến lại gần, mở cửa cái xong nhảy vọt vào trong, đứng thủ ngay bên cạnh tôi. Bên ngoài, một cái bóng đổ nhào vào. Là một con ma sống đang quằn quại, ú ớ định nói gì. Nó bẻ ngón tay, lấy vụn đất vẽ lên tường hình một người mặc áo thụng, trong tay áo có chữ na ná như chữ Phong. Xong nằm vật ra đất, im lìm không kêu được nữa. Ngọc Anh ở sau lưng chồng ló đầu ra nhìn, bất chợt con ma sống ngoái người về phía con bé, tay chắp lại lễ tạ, rồi buông thõng tay, gật gật đầu, cố sức lấy tay trỏ lên bức tranh nó vừa vẽ. Thằng Việt tiến lại gần, xem qua, buồn bã nói:



- Nó tự phá giải bùa! Sắp tan thành đất vụn rồi. Con này là con hốm trước đến lẻ nhà mình, con Ngọc Anh tha cho nó về, chắc hôm nay nó liều chết đến đây báo tin để trả ơn!



Ngọc Anh chạy lại chỗ thằng Việt, níu áo anh, mắt đỏ hoe:



- Anh ơi! Anh làm cách nào cứu nó đi anh!



Ông Bách lắc đầu, bảo:



- Tự phá bùa thì ắt phải vụn thành cát bụi rồi. Giờ chỉ có làm ân huệ cho nó mau vỡ tan ra, không càng kéo dài càng đau đớn, oán hồn nặng quá không cất lên được, khó mà siêu thoát.



Thằng Việt rút trong ngực áo ra một lá bùa đen, giơ trước mắt con ma sống, hỏi bằng thứ tiềng gì ề à như đọc kinh, lại nghe như gầm gào trong họng. Con ma sống gật gật đầu ra chiều đồng ý, song lại trỏ tay liên tục vào tường như cố nhắc lại tin mình đưa là tin quan trọng. Thằng Việt áp là bùa lên ngực con ma sống, đọc lầm rầm, xong bắt quyết trỏ lên trán rồi điểm mạnh xuống lá bùa. Lá bùa bốc cháy đùng đùng, con ma nhanh chóng tan nát thành vụn. Lạ là vụn tan ra thì mịn như bột, ông Bách phất tay áo vào đám tro, đám tro nhẹ nhàng bay lên, lơ lửng trôi dần ra cửa rồi tàn vào trong gió.



Mọi người bồi hồi, không ai nói một câu nào. Ngẫm ra con ma đó lúc sống cũng chỉ là nông dân chân chất, cả đời cui cút ở làng, chết cũng ở làng, vậy mà chết rồi còn bị quật mồ hành hạ thành nô bộc. Ấy vậy mà còn có nghĩa biết báo ơn người khác, hơn khối kẻ đang sống mà không bằng cái thây chết rồi. Nhìn lên bức tranh trên tường, tôi cố sức suy nghĩ xem bức tranh có ý nghĩa gì. Tin báo này đã phải đổi bằng mạng của một "người", nhất định phải giải mã cho bằng được, không thể để nó chết vô ích.
• Chap 18: Nuôi ong tay áo



Ngồi ngẫm nghĩ chốc lát, ông Bách chợt thốt lên:



- Nuôi ong tay áo! Ý này ám chỉ có kẻ nội gián phá từ trong phá ra!



Tôi nói:



- Nhưng chữ Phong này là gió cơ mà cụ!



Ông Bách xua tay, cắt nghĩa:



- Phong này phải hiểu là con ong, chứ nếu gió trong tay áo thì vô lý quá. Ngẫm lại thấy trước giờ trong nhà mỗi khi có chuyện là đến dồn dập, người trong nhà có chuyện gì là chúng nó biết hết, trừ phi là nội gián ngay sát sườn ra, chứ cho dù tài mấy cũng không vượt nổi trận của thằng Việt mà vào đến tận đây được.



Càng ngẫm càng bàng hoàng, nhưng lại càng thấy có lý. Đúng là thằng Việt lên Thần đẳng, vượt được trận đồ của nó gần như là không tưởng, nhưng nếu trong nhà có nội gián mở trận cho bọn ma quỷ vào thì chúng nó cứ việc ra vào như chỗ không người thôi. Nhưng ai mới là nội gián được? Tôi không, nhà thằng Việt không? Thằng D dù ngoại tộc nhưng nó không lý gì đi hại vợ mình cả? Vậy chẳng lẽ là…. em!

Cố gạt suy nghĩ vớ vẩn đó ra khỏi đầu, tôi thử tim một đối tượng khác khả nghi. Vẫn vô ích, mọi điều bất lợi đều hướng về vợ tôi. Nhưng lẽ nào cái nghĩa trăm năm không bằng một tham vọng ích kỉ? Đầu óc tôi xoay mòng mòng, không còn muốn làm gì nữa. Ba ngày sau, tôi làm gì cũng như người mất hồn, ai hỏi gì tôi cũng đờ đẫn mất mấy giây rồi mới giật mình đáp lại. Đang ngồi suy nghĩ trong phòng thì chợt có tiếng leng keng, lại là âm thanh quen thuộc đó. Tôi bừng tỉnh, mở mắt nhìn nàng, mỉm cười, vợ tôi đem vào một ly trà nóng. Nàng lo lắng hỏi tôi:



- Mấy bữa nay anh làm sao mà trông thất thần thế? Anh mệt mỏi, hay là ốm gì?



Tôi lắc đầu đáp không sao cả, ôm vòng em vào lòng. Chẳng biết còn ôm nhau được mấy nữa. Nhưng trước mắt cứ tận hưởng những cái êm đềm ngắn ngủi đi, còn sóng gió thì hãy gạt sang một bên.



-------------------------------------------------------------------------------------



Ở dưới sông, bộ đội, dân quân quây kín lại, cho sona dò khắp sông, lại cử cả người mang bình lặn, lặn xuống dưới chỗ sông chảy ngầm nữa, nhưng ai ngoi lên cũng lắc đầu, bảo dưới sông vẫn im lìm, đến một gợn bùn, vệt nước đục cũng không có. Mấy ông bộ đội đóng ở đó được tầm 3 hôm thì được lệnh cấp trên rút về, cái làng nhỏ bé náo động được mấy hôm giờ lại trở về im lìm như cũ. Buổi đêm, công an vẫn đi tuần dọc đường thôn ngõ xóm, nhưng tuyệt nhiên không có gì lạ cả. Mấy đoàn đen đen gì hay chạy dọc buổi đêm, những tiếng ồ ào trong núi vọng ra cũng tắt ngấm. Hôm làm 3 ngày cho mấy người thiệt mạng đêm đó, cả làng lại trắng màu tang tóc, vàng hương đốt bay đầy trời, bộ đội cũng không cầm lòng nổi khi thấy người nhà họ gào khóc, lăn lộn vì mất chồng, mất cha. Ngày hôm đó, thằng Việt và ông Bách phải chia ra, đến từng nhà làm lễ mà vẫn không đủ, đến Ngọc Anh cũng phải đi.



Buổi tối, cả nhà ngồi ngoài hè, hai đứa trẻ thì chạy lăng xăng đuổi nhau quanh sân. Thằng Việt pha trà, rót mỗi người một chén, vừa nhâm nhi vừa nói:



- Dạo này lắm chuyện xảy ra quá hả mày!



Tội gật đầu:



- Ừ! Nhưng không thế thì lại không là cái làng mình!



Ông Bách thì điềm tĩnh:



- Giờ ông mới hiểu tại sao anh cả lại nhất quyết gắn bó với nơi này. Đạo đức của nghề không cho phép ông Trấn nhắm mắt làm ngơ, từ lâu lắm rồi, nơi này đã có biến. Mọi thứ ở thời ông K năm nào, và bây giờ, đều từ cái biến đó mà ra cả.



Nói đoạn, ông lấy mảnh đá Khôn ra, ngắm nghía hồi lâu, bảo:



- Giá như anh Trấn còn sống thì mảnh Càn mảnh Không khớp được với nhau, đâu đến nông nỗi như ngày hôm nay! Hầy!



Ngồi trà nước hồi lâu, chợt có người đẩy cổng đi vào, là thằng A Kiến. Nó lấc cấc nhìn tôi với thằng Việt, xong lại liếc xéo ra hai đứa bé. Thằng D bước ra sừng sững, đứng chắn ngang, bảo Ngọc Anh bế hai đứa bé về. Nó hất hàm hỏi thằng Kiến:



- Đến có việc gì?



Thằng Kiến ngước lên nhìn, thấy thằng cốt đột cao to như hộ pháp mà run, nhưng vẫn nói cứng:



- Tránh ra!



Thằng D túm ngược nó lại, xách cổ lẳng ra ngoài cổng như quăng con mèo, gằn giọng:



- Cút!



Thằng Kiến lồm cồm bò dậy, từ phía sau nó, một cụ già đi ra. Mỉm cười hiền từ nhìn thằng D:



- Đừng nóng tính thế! Để nó nói xem nó định làm gì đã!



Trông thấy có ông cụ già, thằng D cũng lễ phép chào, hỏi:



- Cho hỏi khí không phải! Cụ là ai ạ?



Ông cụ thong dong chắp tay sau lưng đi vào, đáp:



- Ông già này chỉ là người qua đường, nãy thấy thằng này nó rình như ăn trộm nên túm vào, bắt nó mở cổng tự vào chịu tội thôi.



Vừa nhìn thấy ông cụ già, ông Bách và thằng Việt, Ngọc Anh đều đứng phắt dậy. Ông Bách hỏi:



- Ông…ông là?



Sau đó là hai người đối thoại bằng tiếng Trung, có lẽ tại ông già kia nói chưa sõi tiếng Việt. Ngọc Anh quay sang bảo tôi:



- Anh H! Người này là anh em con chú con bác với ông nội em đấy. Nhưng ông ý luyện loại phép tách riêng với bùa chú Trương gia nên có tuổi thọ hơn người, trông vậy thôi chứ năm nay ông ý 98 tuổi rồi đấy.



- Ông ấy đến đây làm gì?



- Chắc ông ý đến như viện binh! Nhưng mà tính tình khác người lắm, được cái cao tay ấn, trình độ của ông này ở phái khác là ngang với trình độ anh Việt đấy.



Nghe đến đây, tôi lại rùng mình, thì ra là ngang cấp nên thằng Việt không cảm nhận ra được, bữa nọ ông ta dùng phép gì mà thằng Việt nhìn vào thành người khác, còn tôi nhìn vào thì lại đúng mặt ông ý, thảo nào nó không hay biết có ông này xuất hiện ở làng. Nhìn phong thái ông lão trông đúng là có đạo cốt tiên phong thật, nhưng trông rất bình dị chứ không cách biệt hẳn như thằng Việt. Ông già nhìn tôi chăm chú, rồi quay sang thằng Việt:



- Ông mừng vì con có người bạn không vì an nguy bản thân mà bỏ mặc anh em. Nhiều lần đe dọa, cảnh cáo nhưng cậu này vẫn kiến quyết ở lại chống đỡ cùng còn. Mới đầu ta nhìn còn lo vì anh này có tướng ranh ma, gian xảo. Hóa ra trong gian lại có nghĩa.



Thằng Việt quay sang, lắc vai tôi cảm động, nói:



- Vậy mà mày cứ ỉm đi!



- Tao sợ nói ra lại rối thêm!



Rồi tôi hỏi ông cụ:



- Thế cái cô gái áo đen kia là do cụ cử đ
• Trang: <<1...141516
 
XÂY DỰNG MỘT WAPSITE GIẢI TRÍ MIỄN PHÍ CHO DI ĐỘNG
VeChai321.Xtgem.Com

1/1/3810

XtGem Forum catalog